Thứ Bảy, 30 tháng 12, 2006

Tình Yêu Công Sở

Là đồng nghiệp với nhau, mọi người có thể đến với nhau bởi một tình yêu đẹp, thân ái và giúp đỡ nhau trong công việc. Nhưng công sở cũng là nơi nhiều lời gièm pha, chuyện phiếm, những cái bẫy lừa gạt, ganh ghét và chơi xấu nếu không có môi trường làm việc tốt. Dù những điều phát sinh quanh tình yêu công sở sẽ cản trở công việc, chuyện tình cảm nơi công sở vẫn bùng phát bởi mọi người ngày càng dành nhiều thời gian ở nơi làm việc.

Hiện nay, nơi làm việc đã trở thành một địa điểm quan trọng nhất trong cuộc sống của rất nhiều bạn trẻ. Ở nhiều công ty, hầu hết nhân viên đều là những người độc thân trẻ tuổi. Họ không có nhiều cơ hội để tìm kiếm người yêu ở ngoài chỗ làm do sức ép từ công việc. Do đó, hoàn toàn tự nhiên khi nơi làm việc trở thành một địa điểm thích hợp để giới trẻ tìm kiếm bạn đời.

Yêu một người làm cùng công sở là chuyện rất bình thường. Vì suy cho cùng, mấy ai còn thời gian đâu mà đi hẹn hò, gặp gỡ nếu đã làm việc gần 60 tiếng đồng hồ, hoặc thậm chí hơn, mỗi tuần? Vả lại, sự hiểu biết về cùng một công việc sẽ làm mối quan hệ thêm sâu sắc và nhiều cảm thông. Thay vì vội vã về nhà để hẹn hò mỗi tối thì cả hai người có thể cùng ở lại cơ quan làm việc muộn hơn. Như vậy vừa có lợi cho cả cơ quan và chuyện tình cảm riêng tư.

Gặp nhau nhiều sẽ phát sinh tình cảm, và cũng mệt mỏi vì cứ phải nhìn mặt nhau suốt cả ngày. Hơn nữa, khi giận hờn, cãi vã, hai người vẫn không tránh khỏi giáp mặt nhau. Với những mối tình thông thường, nói lời chia tay đã là chuyện cực kì khó khăn. Vĩnh biệt tình yêu công sở càng khó chịu hơn gấp bội. Đơn giản vì không gian nơi công sở chỉ có hạn nên hai người hàng ngày vẫn phải đối diện nhìn nhau…Công việc của bạn chắc chắn vì thế sẽ bị xao lãng và ảnh hưởng.

Tình yêu công sở sẽ phải chịu nhiều áp lực từ phía đồng nghiệp. Cho dù yêu ai đi nữa, kết quả của tình yêu đó và những hành vi kỳ lạ thường thấy trong tình yêu lãng mạn sẽ được đồng nghiệp nhớ đến và suy diễn lâu dài. Hay, hai bạn có ngồi bàn chuyện công việc thì vẫn có thể có người phàn nàn với sếp rằng các bạn "thì thầm riêng tư " trong giờ làm việc...Cơ hội thăng tiến của bạn bị đe dọa nghiêm trọng nếu ông sếp nghĩ rằng, chuyện yêu đương sẽ làm bạn xao nhãng công tác chuyên môn. Chính vì vậy rất ít người tận hưởng được niềm vui của cả công việc và tình yêu.

Để duy trì tình yêu ở công sở thì hai người không nên làm việc cho hai bộ phận liên hệ mật thiết với nhau trong một tổ chức. Điều quan trọng là 2 người không nên luôn nhìn thấy nhau trong giờ làm việc và cảm thấy thế là đủ. Các bạn vẫn phải có những buổi đi chơi bình thường, như giữa hai ngưòi yêu nhau không cùng cơ quan. Các bạn phải tìm được những sở thích chung khác nữa. Bởi nếu các bạn không có điểm gì chung ngoài công việc, rồi cuối cùng bạn sẽ phát hiện ra rằng tất cả nhưng gì các bạn có thể nói với nhau là công việc, và chẳng còn gì khác nữa. Đó cũng là một vấn đề.

Ai có ý định yêu đồng nghiệp thì nên cân nhắc nhé.

Thứ Tư, 20 tháng 12, 2006

Thật Đáng Buồn Cho Tương Lai "Đất Nước"

Từ xưa đến nay chúng ta luôn làm việc “bằng miệng” :

  • Con tui mới tốt nghiệp mai hắn tới chổ anh, anh chỉ việc cho nó làm hỉ.
  • Mày phải kính trên nhường dưới, nghe lời cha mẹ mới là con ngoan hiếu thảo.
  • ...

Nhưng cách làm việc có khoa học là làm việc bằng “giấy tờ”:

  • Mọi công việc làm ăn luôn dựa trên giấy tờ.
  • Cách cư xử của mọi người trong xã hội cũng được pháp luật quy định rỏ qua luật và các văn bản dưới luật.

Nhà nước ra đời thì luật pháp ra đời để bảo vệ quyền lợi của số đông. Tuy chưa được hoàn chỉnh nhưng nó luôn được xửa đổi bổ xung để đảm bảo tính thời sự. Và T khẳng định một điều: “luật pháp là khoa học, khoa học thì luôn đúng”. Chỉ có người thi thành pháp luật là làm sai. Từ đó mọi người không còn tin tưởng vào pháp luật nữa chứ không phải là luật pháp không đáng tin tưởng.

T sống dựa vào hai quy tắc chính:

  • Thứ nhất: Mình phải sống.
  • Thứ hai: Phải tuân thủ pháp luật.

Đây là hai điều bắt buộc mà mọi người đều phải tuân theo mà không có sự lựa chọn. Nào là “nhân, lễ, nghĩa, trí, tín”, nào là “tam tòng, tứ đức”. Nó chỉ là những lời nói suông. Mọi người thử không làm theo đi. Chẳng ảnh hưởng tới quyền lợi hay nghĩa vụ của ai hết và sẽ chẳng có ai bỏ tù ông vì cái tội vớ vẫn này mà mấy ông cũng đâu có bị chết đói đâu. Sống mà đủ ăn và hợp pháp là nặng nề lắm rồi. Những thứ vớ vẫn khác không đáng để làm “tăng thêm gánh nặng của cuộc sống”.

Mọi người thường coi thường việc chấp hành pháp luật và cho rằng chấp hành pháp luật không phải là cống hiến. Thực ra trong xã hội nào cũng vậy, sống “đủ ăn mà không phạm pháp” là việc không thể.

Có thể trong chúng ta ai cũng là người gương mẫu nên những tội như:

  • Phản quốc.
  • Đảo chính.
  • Cướp của giết người ….

Đều là những tội mà chúng ta không bao giờ phạm phải. Nhưng nói việc chấp hành pháp luật mà dễ là hoàn toàn sai. T có thể khẳng định rằng. Thế giới này “không ai không phạm pháp”. Những tội hay phạm phải như:

  • Đưa và nhận hối lộ.
  • Vi phạm luật giao thông.
  • Cản trở người thi hành công vụ.
  • Không tố giác tội phạm.
  • Văn minh nơi công cộng.
  • Ồ nhiều lắm kể không hết….

Và bất cứ nơi nào “có hơn 1 người đều cần có luật”. Ở công ty luật pháp ở dưới dạng quy định, ở gia đình luật pháp là gia quy, trong một nhóm luật là quy ước. Thậm chí một người cũng “tự đề ra luật” để mình tuân theo, luật này là kinh nghiệm sống.

Chúng ta đang ở ngưỡng cửa của thời kì hội nhập. Khi hội nhập chúng ta có được gì. Trên sân chơi quốc tế này T bỏ cái sấu của mình đi để tiếp thu những cái tốt đẹp. Bỏ cái tốt của mình đi để có thể tiếp thu những cái tốt hơn. Điều này nghĩa là “hoà nhập là hoà tan”.

Thay đổi thế giới hay thay đổi mình? => Thay đổi và sẵn sàng thay đổi.

Đúng là nước mình đang thua kém nhiều nước. Giả sử Ông A có chìa khoá, Ông B có ổ khoá và cả hai Ông đều muốn ổ khóa được mở. Nhưng Ông nào cũng muốn mình là người được mở và người kia phải đưa cho mình mở và cuối cùng khoá vẫn không được mở. Đất nước mình đang ở trong tình thế này và nó được gọi là “bế tắt”.

Lấy lý tưởng của mình đem thay đổi vận mệnh đất nước coi chừng không khả thi. Nói nhiều thế thì lý tưởng của T là gì:

  • Nó phải mang lại cơm ăn áo mặt.
  • Thừa kế được cho con cái.
  • Họ hàng được thơm lây.
  • Tên tuổi gắn liền với nó.

Nếu T làm được đến đây thì đã cống hiến cho đất nước nhiều lắm rồi. Chỉ cần làm đúng luật thì đã là công dân gương mẫu rồi. Còn nếu ai nói cống hiến là phải thế này, thế khác thì “hãy làm thành luật”.

Tương lai của đất nước đang lâm nguy khi thế hệ trẻ hiện nay không còn tin tưởng vào pháp luật.

Lời cuối:

  • Đây là bài viết Thu gởi tham gia diễn đàn “Song co ly tuong" doi voi the he tre VN hien nay?” từ khi còn là sinh viên với nick name “tao đây”. Bài viết này đã từng được các thanh viên đánh giá là cáo chung cho diễn đàn này, nay Thu để nó ở Blog của mình. Hi vọng nó đủ mạnh mẽ để mọi người nhận ra một cái mới trong những điều mình đã biết.

Thứ Hai, 20 tháng 11, 2006

Học Cho Đời Đỡ Khổ

Không Định Hướng Được Cuộc Đời

Chẳng phải là thằng ngu nhưng những năm cấp 3 là những năm ngu nhất trên đời. Cố gắng học nhiều hơn cấp 2 nhưng lại dốt hơn cấp 2. Biết rằng tốt nghiệp cấp 3 là thi đại học. Tốt nghiệp đại học rồi đi làm. Đường nào cũng đi làm để có tiền mà sống. Có nhiều người tốt nghiệp đại học cũng đâu có việc làm, có việc làm cũng đâu làm đúng chuyên nghành được đào tạo, đúng chuyên nghành được đào tạo nhưng cũng đâu có đủ sống. Trong khi đó có những ngừơi không học đại học lại thành đạt. Với vấn đề là "làm sao kiếm đựơc nhiều tiền", nên học đại học chưa hẳn là giải pháp cho vấn đề. Nên đâu cần phải thi đại học, mà không thi đại học thì cần gì phải học cho nhiều. Với suy nghĩ tốt nghiệp cấp 3 rồi ra đời bương chải kiếm ăn nên hậu quả là đầu năm 11 đòi bỏ học, cuối năm 11 thi lại, tốt nghiệp cấp 3 chỉ trên điểm sàn 5 điểm(nhớ không rỏ).

3 Năm Thay Đổi 1 Con Người

Thực tế đã chứng minh rằng có học dù không làm được gì nhưng cũng có tầm nhìn khác, biết tìm kiếm, chờ đợi và nắm bắt cơ hội. Có học thì tương lai ở trong tay của mình chứ không phụ thuộc vào may rủi như người không có học.

Thi đại học lần 1 rớt, về làm phụ hồ mùa hè năm đó. Gia đình cản trở, má chạy ra công trường gọi về không cho đi làm. Hôm sau giao cho 1 đống việc nhà "việc nhà không ai làm mi đi làm làm cái chi? Muốn đi thì làm xong việc nhà hãy đi".

Thế là:

  • Sáng sớm, 4h sáng - 6.30h sáng làm xong việc nhà ăn sáng rồi đi làm.
  • Trưa về làm việc nhà, ăn trưa rồi đi làm.
  • Tối về làm việc nhà, rồi ngủ cho tới 4h sáng mai.

Sau hai tuần làm việc, nhận được ~500.000 tiền lương. Lần đầu tiên trong đời cầm số tiền kiếm đựơc từ mồ hôi nước mắt của mình mà suýt khóc. Từ thằng học sinh đếch biết sự đời lăn ra công trường, làm việc trong cái hố sâu ~2m dưới nắng 42 độ và gió Lào thổi gắt, 1 tuần rách hết 2 đôi găng tay, 2 bộ quần xanh áo trắng mặt đi học giờ mặt đi làm cũng te tua luôn. Nhìn lại mình trong gương cũng không nhận ra thằng khùng đó là mình.

Vì quyền lợi của mình có thằng ngu mới không lên tiếng. Đó là kinh nghiệm có được từ mồ hôi nước mắt những năm đi phụ hồ. Giới chủ luôn tìm cách tăng lợi nhuận và giảm rủi ro bằng nhiều cách, và phần thiệt cuối cùng lại thuộc về người làm công nếu không giám lên tiếng đấu tranh cho quyền lợi của mình. Đứng nhìn sức lao động của mình bị ăn cắp hay đấu tranh vì nó?

Sống hết mình, sống như thể hôm nay là ngày cuối cùng còn sống. Kể từ khi thi rớt đại học, chỉ phụ thuộc gia đình chuyện ăn, ở, học hành, đau ốm. Thực sự sống bằng tiền mình kiếm đựơc, như một người lao động cơ bản sống mới biết họ sống thế nào. Gánh nặng cơm áo đã cho họ một nghị lực sống phi thường: vác bao xi măng 50 kg lên lầu 3 trong khi chân bị giẫm đinh còn sưng tấy / bán mặt cho đất bán lưng cho trời dù gió Lào thổi gắt cùng nắng 42 độ hay gió bấc lạnh 15 độ cũng vấn phải làm vì nếu ở nhà thì ăn gì mà sống.

Khai sinh một con người. Xong 2 tháng trời lăn lộn kiếm được 1.2tr. Để dành 500.000 vào HCM thi lại, 700.000 còn lại sống từ đó cho đến ngày thi. Số tiền ít thật nhưng thật sự đã kiếm được nhiều hơn thế đó là mục đích sống, quý thời gian, tiêu tiền hợp lý, hòa đồng với mọi người. Quan trọng hơn biết được rằng học nhiều có thể không giải quyết được vấn đề kiếm nhiều tiền nhưng ít nhất là còn cơ hội. Không có tiền, không thể bình đẳng với bạn bè trong các cuộc ăn chơi nên sống gần như trốn tránh bạn bè và quyết tâm ôn tập để thi đại học đợt 2 vào CNTT.

Đại học không phải là con đường duy nhất để vào đời. Thi xong đợt 2, chỉ đủ sức đi về nhà, nằm liệt giường 3 ngày vì đã dốc kiệt sức và hi vọng vào kỳ thi. Lại thêm 1 mùa hè nữa đi phụ hồ, kiếm tiền vô năm học mà tiêu. Vì tự tin rằng không thể nào rớt được nên khi thằng bạn chạy tới công trường nói "ta không thấy mi trong danh sách đậu", nghe nhưng không tin. Tuy nhiên sự thật luôn khó thay đổi. Không chùng bước, trung cấp tin được điền vào chổ trống. Đúng là tin học, không hiểu sao nó có một sự lôi cuốn lạ kì. Từ ngày được sờ vào cái máy vi tính lần đầu tiên, không ngày nào ngồi dưới 9h trước máy vi tính. Vào phòng thi học kỳ, làm 5 đề 1 lần đề nào cũng 7-8 điểm riêng bài của mình được 2 điểm. Cả thầy cô và bạn bè của khoa tin trở nên sửng sốt "thằng Thu mà được có 2 điểm hả?". Biết rằng, không thể sống nổi với cái bằng trung cấp. Lần cuối đi phụ hồ kiếm tiền để vô năm học có thể yên tâm với giấc mộng lập trình viên. Sau khi có kiến thức căn bản về lập trình và sử dụng máy vi tính đủ tự tin để bước lên nấc thang lập trình viên. Bỏ học trung cấp trước lúc thi học kỳ 3, tham gia khóa đào tạo lập trình viên quốc tế của Softech - Aptech.

2 Năm Chuẩn Bị Cho Tương Lai

Bỏ học trung cấp mà chẳng ai biết, má mới hỏi "răng mà cả tháng này không thấy mi đi học" => "tui bỏ học rồi". Gần 12h một ngày ngồi trước máy vi tính suốt 7 tháng trời cày sới rồi cũng có thành quả, cái học bổng 320$ như nắng hạn gặp mưa, trị được bệnh "viêm túi". Sau khi rời DN vào làm việc ở HCM 2 tháng, gia đình và bạn thân mới biết mình nhận được học bổng trong xuốt thời gian học ở Softech. Cứ đều đều sống bằng tiền học bổng trong 2 năm trời cho đến ngày định mệnh. Tốt nghiệp ra trường, 3 lớp ban đầu mỗi lớp >20 đứa chỉ được 1 lớp năm 2 với 12 học viên và mình lại là 5 đứa may mắn tốt nghiệp năm 2 trong đợt thi đầu. Cầm cái bằng khá ra đời chưa biết sẽ có việc làm không? má nói "để ta xin cho mi đi đánh máy vi tính, tháng cũng được 300.000" => Thu cười. Kể từ ngày tốt nghiệp cấp 3 gia đình đã không có quyền can thiệp vào cuộc sống riêng của Thu nữa.

Suốt 5 năm trời, thằng sửa xe đạp cứ chọc quê "xe này mỗi năm thay 1 bộ lip, xích, đĩa với 2 bộ lốp, ruột".

Tìm Việc

Tình cờ phát hiện VietNamWorks.com mới biết đựơc là nghề mình dễ kiếm việc và giá của mình trên thị trường. Cảm thấy tự tin và bắt đầu đầu tư cho hồ sơ tuyển dụng. Được Pyramid-Consulting gọi đi phỏng vấn, mượn má 2.5tr đi. Đến HCM lúc 4h sáng, phỏng vấn lúc 3h chiều, 10h tối quay về Đà Nẵng. Giặt khô đồ, mượn má 2.5tr nữa lại lên tàu lửa đi HN cho cuộc phỏng vấn khác. Ra đến nơi nhận đựơc lời mời làm việc của Pyramid-Consulting nhắn tin về cho thằng bạn thân "mi chạy qua nhà nói má ta đưa ta mượn 5tr nữa đi HCM lập nghiệp"(nhắm tiền học bổng học kỳ 4 má sẽ đi nhận và sẽ biết Thu có học bổng). 1 tuần đi 4 chuyến xe lửa HCM - DN - HN giảm 5kg. 3 tuần sau khi tốt nghiệp có việc làm, đúng chuyên ngành và sống được bằng nghề. Tốt nghiệp sớm hơn những đứa đậu đại học học 5 năm, đợt 1 mấy tháng. Có việc làm trước những đứa tốt nghiệp loại khá, đậu đợt 1, học 4 năm. Có việc làm với mức lương là sự khác khao của mấy đứa bạn tốt nghiệp đại học loại giỏi làm việc tại Đà Nẵng. Vấn đề gặp lúc học cấp ba cơ bản đã được giải quyết.

Sử Dụng Những Thứ Sẵn Có Làm Tài Nguyên

Trong 1 lần nói phê phán cái giao điện web thằng Nguyên đồng nghiệp ngồi bên mới code xong "mi vẽ cái biểu đồ hình trụ mà trên biểu đồ đó không có thông tin gì cả, cái thông tin đó mi để chổ khác nên người sử dụng cảm thấy khó dùng. Họ không bắt buộc phải sử dụng sản phẩm của mi, họ sẽ tìm sản phẩm khác." vừa nói với nó xong quay lại thì anh Trí TA(technical architecture) hỏi:

TA: "cty mình đang thiếu 1 nhóm làm GUI(Graphic User Interface) em có muốn làm không?"
Me: "Em có thể tạo ra 1 cái GUI Usable và Accessible chứ em không có con mắt thẩm mĩ mà GUI thì phải đẹp nên em không làm GUI đựơc".
TA: "GUI chỉ đẹp mà không dùng được cũng như không, đó là lý do sản phẩm cty làm ra nhìn đẹp mà không dùng được"
Me: "OK em nhận lời research về GUI."

Thích web, được đào tạo về web, làm về web nhưng kiến thức căn bản học ở trường không giúp ích nhiều. Được cty cho phép sử dụng những gì hiện có để phục vụ học tập nghiên cứu nên cty đã trở thành nhà.

Làm Rõ Lý Tưởng Sống và Tái Định Hướng Tương Lai

Ở cái đất HCM này bà con nhiều nhưng không thân, sống cảnh "tứ cố vô thân nước sông gạo chợ" một thằng "bốn bể là nhà, màng trời chiếu đất". Lúc còn sinh viên sống với tham vọng rằng "con người rất giỏi nhưng hệ thống họ đang làm việc không những không phát huy sức mạnh của họ mà còn làm họ ngu ra. Mình sẽ tạo ra những hệ thống hoạt động tốt, người sử dụng sẽ nỗ lực ít hơn nhưng hiệu quả nhiều hơn". Là dân IT(Information Technology) trở thành Analyser sẽ giải quyết đựơc vấn đề này? Càng đi sâu tìm hiểu về cách làm GUI mới biết Usability Specialist mới mới là giải pháp. Giờ đây, tương lai đã ở trong tầm tay chứ không còn là sự may mắn nữa. Hiện nay, việc học hành đã định hướng được tương lai nhưng vẫn chưa định hướng được cuộc đời.

Kệ

Thứ Sáu, 27 tháng 10, 2006

Mọi Người Đều Bình Đẳng

Cái bằng cấp mà mọi người đang theo đuổi.

Cái mà thế giới bắt buộc phải làm mỗi ngày hơn 8 tiếng.

Cái mà mọi người vẫn cho là thiết yếu của cuộc sống.

Không phải là lý tưởng để họ sống, họ buộc phải sống và cày sới để đổi lấy một bộ đồ, một môi trường lao động sao cho đủ sống và dễ chịu hơn. Chứ thực ra chúng ta không khác gì nhau.

Đất có “Thổ Công” sông có “Hà Bá”. Trong công việc dầu Ông là giám đốc đi thì tui là thủ kho, Ông có quyền đuổi việc tui nhưng cũng phải có lý do rỏ ràng còn Ông đến kho thì cũng phải có hoá đơn phiếu xuất nhập nếu không thì Ông có là giám đốc cũng chịu thôi.

Mọi người đều “Bình Đẳng Trước Pháp Luật”. Hết giờ làm việc ,cởi bộ đồ lao động ra thì Ông cũng như tui. Quyền lợi và nghĩa vụ của Ông cũng bằng tui . Dù là công việc có vẻ lấm láp, lận đận nhưng hãy cứ “Ngang Hiên Mà Sống”.

Màu da, tôn giáo, sắc tộc, xuất thân, tầng lớp dù cho khác nhau nhưng con người sinh ra có quyền bình đẳng, tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể sâm phạm được đó là "quyền được sống", "quyền tự do", và "quyền mưu cầu hạnh phúc".

Thứ Sáu, 20 tháng 10, 2006

Sống Hết Mình

"Sống hết mình hay lãng phí thời gian còn lại". Đó là điều đáng suy nghĩ của bất cứ người nào. Còn quá nhiều việc để làm nhưng với quỹ thời gian chút xíu. Trích một xíu thời gian quý báu này để kết bạn nên Thu muốn tìm kiếm những người biết quý nó:

Họ như thế nào?
  • Có cách suy nghĩ mới:
    • Sẵn sàng thay đổi cái cũ bằng những cái mới tiến bộ và khoa học.
  • Cách suy nghĩ thóang:
    • "Xấu khoe tốt che" Làm việc với tinh thần học hỏi cao, hướng chất lượng hơn thành tích.
  • Sống có mục đích:
    • Biết mình sống vì cái gì? Có mục đích/ lý tưởng sống cụ thể để định hướng cụôc đời.
  • Có nguyên tắc riêng:
    • Biết ràng buộc mình bằng các nguyên tắc riêng của bản thân và sống trong khuôn khổ của pháp luật.
  • Có phong cách cá nhân:
    • Tạo cho mình sự khác biệt. Biết xây dựng cho mình một tác phong làm việc, học tập và sống. Đó là đang xây dựng cho mình một thương hiệu. Thương hiệu này tạo nên sự khác nhau giữa mỗi người.

Thứ Bảy, 23 tháng 9, 2006

Người Tạo Thị Trường UI Design

Bill Gate: "Mọi người đều nổ lực học tập và làm việc để có thu nhập cao. Sau giờ làm việc họ thích chơi thể thao, đọc sách, xem phim. Vậy nếu như họ có nhiều tiền rồi chẳng lẻ họ chơi thể thao, đọc sách và xem phim cả ngày? Tôi có công việc mới mẻ, nhiều thử thách và tôi tìm thấy niềm vui trong công việc..."

Được bổ nhiệm vào vị trí mới là "phân tích thiết kế giao diện". Vị trí này có 3 nhiệm vụ chính:

  • Bổ túc kiến thức về Usability với UI(User Interface) cho mọi người trong công ty.
  • Góp ý với khách hàng về những giao diện ứng dụng họ tự thiết kế.
  • Xây dựng UI cho những ứng dụng chưa có UI từ khách hàng.

Để làm đựoc 3 nhiệm vụ này cần phải cụ thể hóa những thứ trừu tượng để có thể đo lường nó. Do công việc này chưa có tiền lệ ở VN, nên việc này chỉ có thể hòan thành bằng cách xây dựng 1 hệ thống tài liệu. Hệ thống tài liệu này coi như là một khuôn khổ và công thức để tạo nên 1 sản phẩm.

Vì không có cơ sở để làm việc, nên với vị trí mới và cách làm việc cứng nhắt theo nguyên tắc sẽ gặp không ít khó khăn ở giai đoạn này.

Tạo nênsự hỗn độn có khoa học. Với cách làm việc mới mẻ này, mọi người đều có quyền nói lên cái mình đang nghĩ theo bất cứ trật tự xuất hiện nào mà chẳng phải cân nhắc đúng, sai, mất lòng mà thậm chí lạc đề. Nếu không, sau một hồi đắn đo những điều nói ra không còn nguyên thuỷ như lúc đầu. Sợ mất lòng nên không truyền tài hết ý hoặc sự bức xúc của vấn đề.

  • Những ý kiến này nếu đúng thì vấn đề dĩ nhiên được giải quyết.
  • Nếu sai thì nó có thể là giả thuyết để giải quyết các vấn đề khác.
  • Còn không thì nó có thể là manh mối để phát hiện ra một vấn đề tiềm ẩn.

Tóm lại là, sự im lặng và chủ nghĩa cá nhân không tồn tại ở cách làm việc này.

Chập chững bước vào lĩnh vực Usability sẽ rất nhiều khó khăn. Khó khăn vì thiếu kinh nghiệm và lý lẽ để bảo vệ ý kiến của mình. Cũng như những chuyên gia làm về Usability khác, những trận tranh cãi nãy lữa sẽ được viết lại như là Usability War Story.

Xem Thêm

Thứ Tư, 20 tháng 9, 2006

Lời Muốn Nói

Blog này là nơi Thu ghi lại những sự kiện cá nhân hay cảm nhận của mình về các vấn đề xã hội. Nó đơn thuần là quan điểm cá nhân về vấn đề nào đó. Thu không có định gây tai tiếng, tranh cãi trong cộng động mạng để tăng pageviews.

Các vấn đề xã hội Thu đề cập trong các bài viết ở blog này nếu có cũng không muốn động chạm đến chính trị hay sử dụng quyền tự do của mình quá đáng so với luật pháp Việt Nam. Việc nói xấu cty, đồng nghiệp và sếp không phải là mục đích của blog này.

Thu chỉ muốn sử dụng blog này như là một phương tiện giữ liên lạc với bạn bè và đồng nghiệp thông qua các bài viết về hoạt động hàng ngày. Ngoài ra, blog này cũng là một phương tiện để Thu phát huy quyền tự do ngôn luận của mình. Thu chia sẻ với mọi người kinh nghiệm sống, hiểu biết của mình về những vấn đề xã hội nào đó.

Thu chú trọng nhiều về chiều sâu và sức lan tỏa của thông tin chứa trong bài viết. Vì vậy mỗi bài viết đều phải mất nhiều tháng để hoàn tất. Thường thì mỗi tháng Thu chỉ viết 1 bài và đăng vào ngày 20 hàng tháng.

Điều Thu mong muốn là: mỗi khi bạn đọc xong 1 bài viết ở blog này nó sẽ để lại cho bạn một ấn tượng đẹp. Nó không đơn thuần là giải trí, thông tin trong bài viết hi vọng sẽ hữu ích với bạn hay giúp được ai đó.

Còn nữa, nếu ai đó trích dẫn thông tin từ blog của Thu thì xin ghi rõ xuất xứ nhé.

Thứ Bảy, 16 tháng 9, 2006

Lý Tưởng và Nguyên Tắc Sống

Ta có một nguyên tắc sống là: “Có luật thì làm theo luật. Không có luật thì ưng làm gì thì làm không làm theo lệ và không phải hối hận là được.”

Lý tưởng sống là gì? Con người mình sống phải có một cái gì đó để mình có thể hi sinh tất cả, một đời theo đuổi và đạt được. Dĩ nhiên là cái gì cũng phải thực tế mới khả thi? Nên không hẳn là phải phục vụ cho đất nước và sống như một ngọn nếm đốt mình để thắp sáng là lý tưởng khả thi. Mọi thứ đầu tiên phải hướng đến quyền lợi của mình làm lợi cho mình mới là thực tế. Ở đây có người hiểu nhầm là chủ nghĩa cá nhân, thực dụng hay là hưởng thụ gì đó.

Còn mọi người muốn cống hiến hả?

  • Thì mọi người chấp hành pháp luật …và đóng thuế đầy đủ.
  • Mọi người tạo ra sản phẩm chất lượng cao, giá thành hạ phục vụ đại đa số người dân.
  • Mọi người tạo ra hàng ngàn việc làm cho hàng ngàn lao động với mức thu nhập chừng đóng thuế thu nhập là được.

Vậy là cống hiến rồi đó.

Còn dĩ nhiên lợi nhuận mọi người kiếm được phải chảy về túi mọi người. Cái đó đáp làm cho mọi người thấy mình hưởng cái mà mình tạo ra, mọi người mới có động cơ phấn đấu để làm. Chứ mọi người hưởng lương không đúng sức mình bỏ ra, mọi người có chịu làm hết mình mà không nhũng nhĩu không?

Con người sống phải có lý tưởng. T hình dung sống mà không có lý tưởng như là định luật rơi tự do. Đến khi mình nhắm mắt thì thằng cháu nó có hỏi Ông sống để làm gì thì biết trả lời thế nào? Có lý tưởng sống rồi, mọi người vạch được kế hoạch làm thế nào để đi đến đó nhanh nhất sau đó mới bắt đầu. Như vậy thì cuộc sống của mọi người mới không bị chệch hướng.

Mọi người thử hình dung cái lý tưởng là cái đích. Giả sử ra đường mà mọi người đi không có đích đến thử đi. Khi tới ngã 3 / 4… thì rẽ trái, khi tới ngã 3 / 4...thì rẽ trái, khi tới ngã 3 / 4... thì rẽ trái… Cuối cùng mình lại quay về điểm xuất phát.

Vậy là hết đời.

Lời cuối: Đây là bài viết Thu gởi tham gia diễn đàn “Song co ly tuong" doi voi the he tre VN hien nay?” từ khi còn là sinh viên với nick name “tao đây”.

[x] Đóng