Chủ Nhật, 20 tháng 5, 2007

Về Quê

2 năm cày sới kể từ lúc bỏ xứ ra đi! 2 năm làm việc không có ngày nghĩ, không có tết, cũng chưa 1 lần về quê. Giờ mang trong người một mớ bịnh văn phòng nào là: nhức đầu, mờ mắt, đau lưng. Nhưng ít ra cũng tích lũy được mấy ngày phép, chừ đi đâu nghĩ ngơi để hết mấy cái bịnh quỹ quái đó mà tốn ít tiền và có bạn bè nhiều. Thôi về quê.

Về Lại Thành Phố Đà Nẵng

Là một thành phố du lịch biển, Đà Nẵng hôm nay thật đẹp. Đường xá rộng mênh mông xe cộ khá ít, chạy trên tuyến đường Sơn Trà – Điện Ngọc từ Cửa Đại (Hội An) về đến khu nghỉ mát Furama(Đà Nẵng) chỉ hết 15 phút. Dọc tuyến đường, các khu nghỉ mát mọc lên như nấm. Mỗi khu nghĩ mát có một phong cách riêng, nó đã tạo một bộ mặt khác hẳn cho thành phố.

Biển vẫn đẹp và xanh như xưa. Có điều, sạch và an toàn hơn. Mỗi sáng đều có đội ngũ nhân viên vệ sinh đến dọn dẹp rác thải của khách tắm biển và đội ngũ nhân viên cứu hộ trực dọc bờ biển cả ngày.

Nhiều du khách đổ về thành phố nên các dịch vụ cũng phát triển. Có nhiều nơi phục vụ nhu cầu ăn uống vui chơi giải trí hơn trước kia.

Đến Nhà

Về nhà gặp ngày chạp mã bên ngoại, bước vô nhà đầy người ta nhưng ai cũng sững sờ. Cả nhà đều trố mắt nhìn mà không biết thằng mô đi vô nhà mà vừa đi vừa cười. Mãi chặp lâu mới nhận ra, “Mi đó hả?”.

Đến trưa ăn cơm với ba, má và dì bốn mới nói chuyện về những thay đổi:

Thu:

Con xin lỗi ba, má và dì bốn chớ chừ con chẳng biết đâu là quê nữa. Ở trong HCM, quen đường xá, có nhiều đồng nghiệp bạn bè thân thiết. Đi gặp thì mọi người chào, có việc cần thì mọi người giúp đỡ hoặc có gì mới thì mọi người hỏi thăm.

Chừ về đây đường xá thì lạ hoắc, bước vô nhà ngoại mà không ai nhận ra. Thằng út hồi con đi thì như con mèo con, chừ nó bự như con voi.

Về nhà nói đi nói lại, bà má cũng nhắc lại chuyện cưới zợ đi cho rồi.

Má:

Năm ni mi 25 tuổi rồi, ta để cho chơi mấy năm nữa. Nhưng mà cũng lo kiếm con mô rồi cưới đi. Chớ tới năm 30 tuổi mà chưa có vợ là ta vô HCM ta cạo đầu. Mi thấy bà nội năm mi không? Chú đông mi năm ni 40 tuổi mà chưa có vợ, bà nội mi vô ở trong HCM cho tới hồi mô có vợ bả mới về. Mi coi mà liệu đó, má không nói giỡn đâu.

Phù! Đúng là người của thế hệ trước: “Trai lớn có zợ, gái lớn gả chồng

Gặp Lại Mấy Đứa Bạn Học

Chạy cả buổi sáng đi tìm mấy con bạn thân. Tới nhà đứa mô cũng nói: “nó có chồng rồi, chừ đang ở nhà chồng.”

Tuy giờ bọ nó đã có nhiều đứa lập gia đình - có đứa chưa, có đứa đi làm và có thu nhập cao – cũng có đứa lo lấy luôn cái thạc sĩ ở nước ngòai nên vẫn cứ học. Nhưng chung quy lại bạn bè vẫn thân như ngày xưa. Mấy đứa bạn 12A7 vẫn chơi đẹp với nhau như hồi còn đi học.

Thu:

Dù tụi bây với ta làm ở các lĩnh vực khác nhau, các vị trí khác nhau và thu nhập cũng chênh lệch thấy rõ. Nhưng hồi xưa ta chơi với tụi bây như thế nào, thì giờ trở đi cũng như vậy.

Mấy Đứa Bạn Chơi Từ Nhỏ Tới Lớn

Mấy năm trước, dù cho sáng hay chiều, chỉ cần hú 1 tiếng là đầy đủ 5 thằng đi tắm biển. Chơi đã rồi đếm 1-3, cả 5 đứa chạy ào xuống nước. Giờ về, tắm biển chỉ có một mình. Biển ĐN chừ đẹp hơn, nhưng không còn vui như ngày trước.

Nói Chuyện Với Nhỏ Bạn Về Sự Nghiệp Của Nó Ở ĐN.

Gấm:

Chừ Gấm hết muốn xin việc rồi. Đi đâu cũng thấy tiêu cực. Trong đợt vừa rồi đi học 1 khóa nghiệp vụ giảng dạy ở HCM. Có nhiều người được xếp loại giỏi nhưng chỉ mỗi một mình Gấm được các giáo sư trao bằng khen. Nhưng về ĐN thi tuyển lại không đậu. Gấm khẳng định mình là ngừơi có năng lực nhưng khi xem kết quả thi tuyển thì biết mình đã rớt. Họ tổ chức thi tuyển chỉ vì lệ phí thi là 200.000 và số thí sinh là hơn 100 người, chứ số ngừơi trúng tuyển đã có trước khi thi tuyển. Trong buổi tiếp dân của UBND TP, Gấm gặp trực tiếp Nguyễn Bá Thanh về năng lực và nguyện vọng của mình. Mọi việc tiến triển tốt đẹp nhưng thư tiến cử của UBND TP đến sở cũng dừng ở đó. Đến thế thì thôi. Nên bây giờ Gấm hết muốn đi xin việc rồi. Chổ làm việc hiện tại cũng không phải là tốt nhưng đi đâu cũng gặp chổ không tốt thì chi bằng cứ bằng lòng với chổ này.

Thu:

Khi tốt nghiệp, Thu đã đi tuyển dụng ở HCM & Hà Nội. Thu đã nhận thấy rằng:

  • Hà Nội rất bảo thủ. Mình mới ra trường, muốn được sáng tạo và thay đổi những gì bất cập. Do đó, không thể lập nghiệp ở HN.

  • Đà Nẵng làm việc theo kiểu con ông, cháu cha. Gia đình thì gần như lao động cơ bản, quan hệ xã hội coi như bằng không. Cả bên nội và bên ngoại đều không có ai theo nghề này. Nếu ở ĐN thì làm sao ngóc đầu lên nỗi.

  • HCM có lối sống rất tiến bộ. Họ quan tâm tới trình độ hơn bằng cấp, sẵn sàng thay đổi để phát triển và loại bỏ những ngừơi không năng động. Ở đây mình sẽ được sáng tạo, lắm cơ hội và có nhiều thử thách.

Mặc dù, Đà Nẵng sống an nhàn và thỏa mái. Nhưng mới ra trường mà cứ làm việc an nhàn, ít thử thách thì không có tương lai.

Quanh đi quẩn lại nó cũng hỏi đến chuyện gia đình.

Thu:

Như Gấm biết, con ngừơi khác con vật ở chổ: “Con vật làm việc theo bản năng, con người làm việc theo ý thức”. Nên nói đến chuyện gia đình Thu vẫn không thể có được lý do tại sao lại lập gia đình?

Gấm:

Dù biết là như vậy nhưng còn một cái nữa gọi là “vô thức”... Trên đường đi đến đích Thu sẽ gặp nhiều cục đá. Khi Thu vấp ngã, đồng nghiệp là ngừơi vui mừng. Nên lúc đó Thu cần có ngừơi chia sẽ.

Nói cho cùng thì lời khuyên của nó về gia đình cũng chẳng có gì mới và không một chút thuyết phục. Còn cái vô thức gì đó thì cũng là bản năng chớ gì.

Về Lại Đội Tuyển JUDO Đà Nẵng

Những đứa mới tập giờ cũng đã có đai đen. Thể lực dồi dào, ra đòn nhạy bén. Về tập lại 1 tuần bị mấy đứa nhỏ đánh mềm cả người.

Thể lực mình giờ đây cũng xuống nhiều. Lúc xưa, cột sợi dây dài 8m trên nóc nhà cũng leo được 2 sợi đôi 5 sợi đơn, giờ leo được nửa sợi. Nhưng được cái, kỹ thuật và nhạy bén vẫn như xưa.

Dẫn thằng em út qua nhờ các thầy huấn luyện. Ở nhà, nó với mấy đứa nhỏ trong xóm cứ đá banh ngoài vỉa hè. Thể thao thì tốt, nhưng mấy đứa chơi thể thao một cách không khoa học sẽ không tốt sau này. Hơn nữa chơi trên đường phố dễ bị tai nạn giao thông. Cho nó vào đội tuyển, sống trong một môi trường có tổ chức cho quen. Vừa có các huấn luyện viên dày kinh nghiệm huấn luyện lại có nhiều bạn bè lớn tuổi để học tập. Tuy nhiên cũng nhấn mạnh rằng:

  1. Học võ chỉ để tự vệ, bảo vệ gia đình và đất nước.

  2. Không được theo con đường vận động viên chuyên nghiệp mà phải học để có kiến thức để sau này có một nghề nghiệp ổn định.

  3. Không sử dụng võ thuật để đi gây lộn.

Sau khi vô lại HCM, có ghé thăm 4 đứa em trong đội đang tập luyện ở đội tuyển quốc gia ngoài Thủ Đức.

Thu:

Thầy cũng đồng ý với anh rằng thể thao cũng chỉ chơi cho vui không thể coi nó là nghề được. Mấy đứa thấy như thầy đó, là huấn luyện viên mà đâu có giàu có gì đâu. Thầy làm vị trí này từ lâu đến giờ cũng chỉ là vì đam mê thôi.

Liệu mấy đứa sau này theo con đường võ thuật thì sẽ đến đâu? Như VDV Lý Đức, huy chương quốc gia, quốc tế nhiều vô kể. Nhưng giờ vẫn không đủ sống. Mấy đứa liệu có thể có nhìêu thành tích hơn Lý Đức không?

Anh Thu không khuyên mấy đứa bỏ tập. Anh chỉ muốn mấy đứa bớt chơi lại, sống tiết kiệm hơn và lúc tập luyện mấy đứa tập cho hết mình. Cố gắng cống hiến cho quốc gia hoặc cho thành phố mấy huy chương. Việc học hành cho cho giỏi để sau này có nghề nghiệp ổn định, thu nhập cao để ổn định cuộc sống mới là quan trọng

Kết Thúc Kỳ Nghĩ

Từ xưa đến giờ không có ý định về thăm quê, thậm chí sau khi kỳ nghĩ kết thúc. Lần trở lại HCM lần này đánh dấu một sự thay đổi lớn. Khi máy bay vừa đáp xuống Tân Sơn Nhất, ý nghĩ đầu tiên ập đến là “tay làm - hàm nhai”.

[x] Đóng