Thứ Năm, 20 tháng 11, 2008

Tài Chính

Kỳ 3: Năng Lực Tài Chính

Trường học được thiết kế để để tạo ra những người lao động giỏi hơn là những người chủ doanh nghiệp. Do đó sau khi tốt nghiệp sinh viên tìm kiếm việc làm hơn là cơ hội. Các sinh viên tốt nghiệp ra trường vẫn chưa được trang bị các kiến thức về tài chính.

Chúng ta thường kiếm tiền bằng kỹ năng nghề nghiệp của mình và đa số sinh viên rời trường mà không có một kỹ năng tài chính nào, nên dù hàng triệu người có học theo đuổi nghề nghiệp của mình một cách thành công, họ vẫn gặp phải rất nhiều khó khăn về tài chính. Họ làm việc vất vả nhưng không giàu được. Điều thiếu sót trong vốn học của họ không phải là làm thế nào để kiếm tiền, mà là làm thế nào để sử dụng tiền. Cái đó gọi là năng lực tài chính – bạn làm gì với tiền bạc sau khi đã kiếm ra chúng, làm sao để giữ không cho người khác chiếm lấy, bạn giữ chúng được bao lâu, tiền bạc sẽ làm việc cho bạn như thế nào?

Một người có thể được học hành tới nơi tới chốn, thành công trong gia đình và sự nghiệp nhưng vẫn không hiểu gì về tài chính. Những người này thường phải làm việc nhiều hơn cần thiết vì họ đã học cách làm việc chăm chỉ, nhưng không được học cách buộc tiền bạc phải làm việc cho mình. Họ không biết rằng chính cách tiêu xài tiền của họ, là nguyên nhân chính gây ra những cuộc vật lộn về tài chính.

Người ta thường làm một việc gì đó vì những người khác cũng làm như vậy. Họ thích ứng mà không chịu đặt câu hỏi. Họ lặp lại một cách không suy nghĩ những điều họ nghe được, những ý tưởng theo kiểu “hãy tìm một công việc ổn định”, “đừng mạo hiểm”...

Hiểu biết về tài chính đã tạo nên sự suy nghĩ khác nhau giữa 2 người. Một người nghĩ rằng ngôi nhà là một tài sản, còn người kia nghĩ rằng nó là một tiêu sản.

Kỳ 4: Kiếm Tiền

[x] Đóng