Thứ Bảy, 30 tháng 12, 2006

Tình Yêu Công Sở

Là đồng nghiệp với nhau, mọi người có thể đến với nhau bởi một tình yêu đẹp, thân ái và giúp đỡ nhau trong công việc. Nhưng công sở cũng là nơi nhiều lời gièm pha, chuyện phiếm, những cái bẫy lừa gạt, ganh ghét và chơi xấu nếu không có môi trường làm việc tốt. Dù những điều phát sinh quanh tình yêu công sở sẽ cản trở công việc, chuyện tình cảm nơi công sở vẫn bùng phát bởi mọi người ngày càng dành nhiều thời gian ở nơi làm việc.

Hiện nay, nơi làm việc đã trở thành một địa điểm quan trọng nhất trong cuộc sống của rất nhiều bạn trẻ. Ở nhiều công ty, hầu hết nhân viên đều là những người độc thân trẻ tuổi. Họ không có nhiều cơ hội để tìm kiếm người yêu ở ngoài chỗ làm do sức ép từ công việc. Do đó, hoàn toàn tự nhiên khi nơi làm việc trở thành một địa điểm thích hợp để giới trẻ tìm kiếm bạn đời.

Yêu một người làm cùng công sở là chuyện rất bình thường. Vì suy cho cùng, mấy ai còn thời gian đâu mà đi hẹn hò, gặp gỡ nếu đã làm việc gần 60 tiếng đồng hồ, hoặc thậm chí hơn, mỗi tuần? Vả lại, sự hiểu biết về cùng một công việc sẽ làm mối quan hệ thêm sâu sắc và nhiều cảm thông. Thay vì vội vã về nhà để hẹn hò mỗi tối thì cả hai người có thể cùng ở lại cơ quan làm việc muộn hơn. Như vậy vừa có lợi cho cả cơ quan và chuyện tình cảm riêng tư.

Gặp nhau nhiều sẽ phát sinh tình cảm, và cũng mệt mỏi vì cứ phải nhìn mặt nhau suốt cả ngày. Hơn nữa, khi giận hờn, cãi vã, hai người vẫn không tránh khỏi giáp mặt nhau. Với những mối tình thông thường, nói lời chia tay đã là chuyện cực kì khó khăn. Vĩnh biệt tình yêu công sở càng khó chịu hơn gấp bội. Đơn giản vì không gian nơi công sở chỉ có hạn nên hai người hàng ngày vẫn phải đối diện nhìn nhau…Công việc của bạn chắc chắn vì thế sẽ bị xao lãng và ảnh hưởng.

Tình yêu công sở sẽ phải chịu nhiều áp lực từ phía đồng nghiệp. Cho dù yêu ai đi nữa, kết quả của tình yêu đó và những hành vi kỳ lạ thường thấy trong tình yêu lãng mạn sẽ được đồng nghiệp nhớ đến và suy diễn lâu dài. Hay, hai bạn có ngồi bàn chuyện công việc thì vẫn có thể có người phàn nàn với sếp rằng các bạn "thì thầm riêng tư " trong giờ làm việc...Cơ hội thăng tiến của bạn bị đe dọa nghiêm trọng nếu ông sếp nghĩ rằng, chuyện yêu đương sẽ làm bạn xao nhãng công tác chuyên môn. Chính vì vậy rất ít người tận hưởng được niềm vui của cả công việc và tình yêu.

Để duy trì tình yêu ở công sở thì hai người không nên làm việc cho hai bộ phận liên hệ mật thiết với nhau trong một tổ chức. Điều quan trọng là 2 người không nên luôn nhìn thấy nhau trong giờ làm việc và cảm thấy thế là đủ. Các bạn vẫn phải có những buổi đi chơi bình thường, như giữa hai ngưòi yêu nhau không cùng cơ quan. Các bạn phải tìm được những sở thích chung khác nữa. Bởi nếu các bạn không có điểm gì chung ngoài công việc, rồi cuối cùng bạn sẽ phát hiện ra rằng tất cả nhưng gì các bạn có thể nói với nhau là công việc, và chẳng còn gì khác nữa. Đó cũng là một vấn đề.

Ai có ý định yêu đồng nghiệp thì nên cân nhắc nhé.

Thứ Tư, 20 tháng 12, 2006

Thật Đáng Buồn Cho Tương Lai "Đất Nước"

Từ xưa đến nay chúng ta luôn làm việc “bằng miệng” :

  • Con tui mới tốt nghiệp mai hắn tới chổ anh, anh chỉ việc cho nó làm hỉ.
  • Mày phải kính trên nhường dưới, nghe lời cha mẹ mới là con ngoan hiếu thảo.
  • ...

Nhưng cách làm việc có khoa học là làm việc bằng “giấy tờ”:

  • Mọi công việc làm ăn luôn dựa trên giấy tờ.
  • Cách cư xử của mọi người trong xã hội cũng được pháp luật quy định rỏ qua luật và các văn bản dưới luật.

Nhà nước ra đời thì luật pháp ra đời để bảo vệ quyền lợi của số đông. Tuy chưa được hoàn chỉnh nhưng nó luôn được xửa đổi bổ xung để đảm bảo tính thời sự. Và T khẳng định một điều: “luật pháp là khoa học, khoa học thì luôn đúng”. Chỉ có người thi thành pháp luật là làm sai. Từ đó mọi người không còn tin tưởng vào pháp luật nữa chứ không phải là luật pháp không đáng tin tưởng.

T sống dựa vào hai quy tắc chính:

  • Thứ nhất: Mình phải sống.
  • Thứ hai: Phải tuân thủ pháp luật.

Đây là hai điều bắt buộc mà mọi người đều phải tuân theo mà không có sự lựa chọn. Nào là “nhân, lễ, nghĩa, trí, tín”, nào là “tam tòng, tứ đức”. Nó chỉ là những lời nói suông. Mọi người thử không làm theo đi. Chẳng ảnh hưởng tới quyền lợi hay nghĩa vụ của ai hết và sẽ chẳng có ai bỏ tù ông vì cái tội vớ vẫn này mà mấy ông cũng đâu có bị chết đói đâu. Sống mà đủ ăn và hợp pháp là nặng nề lắm rồi. Những thứ vớ vẫn khác không đáng để làm “tăng thêm gánh nặng của cuộc sống”.

Mọi người thường coi thường việc chấp hành pháp luật và cho rằng chấp hành pháp luật không phải là cống hiến. Thực ra trong xã hội nào cũng vậy, sống “đủ ăn mà không phạm pháp” là việc không thể.

Có thể trong chúng ta ai cũng là người gương mẫu nên những tội như:

  • Phản quốc.
  • Đảo chính.
  • Cướp của giết người ….

Đều là những tội mà chúng ta không bao giờ phạm phải. Nhưng nói việc chấp hành pháp luật mà dễ là hoàn toàn sai. T có thể khẳng định rằng. Thế giới này “không ai không phạm pháp”. Những tội hay phạm phải như:

  • Đưa và nhận hối lộ.
  • Vi phạm luật giao thông.
  • Cản trở người thi hành công vụ.
  • Không tố giác tội phạm.
  • Văn minh nơi công cộng.
  • Ồ nhiều lắm kể không hết….

Và bất cứ nơi nào “có hơn 1 người đều cần có luật”. Ở công ty luật pháp ở dưới dạng quy định, ở gia đình luật pháp là gia quy, trong một nhóm luật là quy ước. Thậm chí một người cũng “tự đề ra luật” để mình tuân theo, luật này là kinh nghiệm sống.

Chúng ta đang ở ngưỡng cửa của thời kì hội nhập. Khi hội nhập chúng ta có được gì. Trên sân chơi quốc tế này T bỏ cái sấu của mình đi để tiếp thu những cái tốt đẹp. Bỏ cái tốt của mình đi để có thể tiếp thu những cái tốt hơn. Điều này nghĩa là “hoà nhập là hoà tan”.

Thay đổi thế giới hay thay đổi mình? => Thay đổi và sẵn sàng thay đổi.

Đúng là nước mình đang thua kém nhiều nước. Giả sử Ông A có chìa khoá, Ông B có ổ khoá và cả hai Ông đều muốn ổ khóa được mở. Nhưng Ông nào cũng muốn mình là người được mở và người kia phải đưa cho mình mở và cuối cùng khoá vẫn không được mở. Đất nước mình đang ở trong tình thế này và nó được gọi là “bế tắt”.

Lấy lý tưởng của mình đem thay đổi vận mệnh đất nước coi chừng không khả thi. Nói nhiều thế thì lý tưởng của T là gì:

  • Nó phải mang lại cơm ăn áo mặt.
  • Thừa kế được cho con cái.
  • Họ hàng được thơm lây.
  • Tên tuổi gắn liền với nó.

Nếu T làm được đến đây thì đã cống hiến cho đất nước nhiều lắm rồi. Chỉ cần làm đúng luật thì đã là công dân gương mẫu rồi. Còn nếu ai nói cống hiến là phải thế này, thế khác thì “hãy làm thành luật”.

Tương lai của đất nước đang lâm nguy khi thế hệ trẻ hiện nay không còn tin tưởng vào pháp luật.

Lời cuối:

  • Đây là bài viết Thu gởi tham gia diễn đàn “Song co ly tuong" doi voi the he tre VN hien nay?” từ khi còn là sinh viên với nick name “tao đây”. Bài viết này đã từng được các thanh viên đánh giá là cáo chung cho diễn đàn này, nay Thu để nó ở Blog của mình. Hi vọng nó đủ mạnh mẽ để mọi người nhận ra một cái mới trong những điều mình đã biết.
[x] Đóng