Thứ Ba, 20 tháng 1, 2009

Tài Chính

Kỳ 5: Chuyên Môn và Kinh Doanh

Có sự khác biệt lớn giữa nghề chuyên môn và kinh doanh.

Nghề chuyên môn của bạn có thể là một nhân viên ngân hàng/lập trình viên, nhưng bạn vẫn cần có việc kinh doanh riêng của mình. Bạn phải phân biệt rõ ràng giữa làm công cho mình, làm công cho người khác và làm chủ. Những việc kinh doanh không cần sự có mặt của bạn. Bạn sở hữu chúng (làm chủ), nhưng chúng được người khác quản lý và vận hành. Nếu bạn phải làm việc ở đó thì nó không còn là việc kinh doanh nữa, nó trở thành công việc mất rồi (làm công cho mình).

Hầu hết mọi người không khá hơn được về mặt tiền bạc là vì khi họ muốn có nhiều tiền hơn, họ làm thêm một công việc phụ khác. Công việc của bạn càng trở nên chuyên môn hóa thì bạn sẽ càng dễ bị rơi vào cái bẫy và càng bị phụ thuộc vào chuyên ngành đó nhiều hơn. Một công việc phụ sẽ giữ chân bạn trong nhóm làm công, nhưng một việc kinh doanh bán thời gian sẽ giúp bạn nhảy vào nhóm làm chủ. Lý do chính khi quyết định kinh doanh bán thời gian không phải để làm một sản phẩm mới, mà là học các kỹ năng để trở thành một doanh nhân giỏi.

Những người chỉ biết có mỗi một công việc chuyên môn của chính mình, những người ấy đang đứng trên một chân. Cứ mỗi lần nền kinh tế biến động, cuộc sống họ sẽ chao đảo hơn so với những người biết đứng bằng hai chân của mình.

Kỳ 6: Kế hoạch tài chính

Không có nhận xét nào:

[x] Đóng