Thứ Tư, 20 tháng 8, 2008

Tài Chính

Kỳ 1: Khởi Đầu của Sự Thiếu Hiểu Biết về Tài Chính

Trường học được thiết kế để tạo ra những người lao động tốt chứ không phải là những ông chủ giỏi.

Hầu hết mọi người khi còn nhỏ đều bị hỏi: “cháu muốn trở thành ai khi lớn lên?” Mọi câu trả lời đều thường là giáo viên, bác sĩ, ca sĩ... nghĩa là từ nhỏ trẻ con đã có định hướng trở thành một người làm công hoặc làm tư. Trong khi đó không có một sự uống nắn nào để trở thành một người doanh nhân hoặc một nhà đầu tư.

Chúng ta đến trường, học một nghề gì đó, vui vẻ làm việc và kiếm được nhiều tiền. Một ngày kia chúng ta thức dậy với những rắc rối tài chính khổng lồ và không thể ngưng làm việc được nữa. Đó là cái giá của việc chỉ biết làm việc vì tiền thay vì học cách buộc tiền bạc làm việc cho mình.

Sự khác biệt lớn giữa trường học và đời sống là ở trường, họ dạy học sinh phải tự làm bài thi của mình. Nếu một học sinh tìm cách hợp tác trong lúc thi, hành vi đó bị qui ngay là “gian lận”. Còn trong thế giới kinh doanh, các chủ doanh nghiệp hợp tác với nhau trong lúc “thi” và mỗi ngày đều là ngày thi đối với họ.

Khi rời trường, hầu hết chúng ta đều biết rằng thế giới thực ngoài cửa trường học đòi hỏi những điều khác ngoài điểm số. Những từ như “gan góc”, “can đảm”, “bạo dạn”, “khéo léo”, “táo bạo”, “kiên quyết”, “tài giỏi”... mới là những từ quan trọng trong câu chuyện tương lai của chúng ta chứ không phải là những điểm số.

Biết là học cho đời đỡ khổ nhưng sau khi tốt nghiệp cấp 3 và rớt đại học, tôi tự hỏi rằng: “sau 12 năm học mình đã học được gì và có thể làm được những việc gì để sống?”. Tại sao trường lớp lại không dạy tôi những môn học mà tôi có thể sử dụng sau khi ra trường, hơn là những môn học mà tôi biết sẽ chẳng bao giờ cần đến chúng?

Thiếu các kỹ năng tài chính là nguyên nhân gây ra nhiều rắc rối tiền bạc của mọi người sau này.

Kỳ 2: Vòng Luẩn Quẩn – Rat Race

Không có nhận xét nào:

[x] Đóng