Thứ Năm, 21 tháng 2, 2008

Cám Dỗ

Những quan chức tham nhũng tầm cỡ là sản phẩm của những thời đại khác nhau. Họ sinh ra ở thời đói cơm-khát chữ, phấn đấu bền bỉ để được ăn no mặc ấm nhưng rồi lại đánh mất tất cả cho việc ăn sung mặc sướng.

Tất cả các quan chức tham nhũng, nhận hối lộ đều có những đặc điểm chung. Đa phần trong số họ đều có một thời ấu thơ lam lũ, cực nhọc, một giai đoạn cống hiến tuổi xuân không mệt mỏi, một giai đoạn trung niên thành đạt thăng cấp liên tục. Nhưng rồi họ kết thúc bằng những năm tháng bi thảm cuối đời.

Rất nhiều người bản chất vốn không xấu, đầy nghi lực phấn đấu trong gian khổ: Thành Khắc Kiệt xưa không có giày để đi học, Vương Hoài Trung đã từng phải ăn xin kiếm sống… Những người này đã gần một đời người phấn đấu, vậy mà lên được đến một vị trí nào đó lại sa ngã, hủ bại.

Quyền lực là một con dao hai lưỡi. Nó cho quan chức có thể thực thi những chính sách lý tưởng nhưng rồi chính nó lại khiến họ đi ngược lại mọi quy định, chà đạp lên những giá trị đáng có. Người nắm quyền lực lớn thì rất dễ cô đơn. Họ cô đơn ngay cả khi có rất đông người vây quanh vì hầu hết thời gian họ đã dành cho công việc. Cái đám người vây quanh xum xoe kia, có người nào thực sự là bạn hay đều chỉ nói ngọt lợi dụng cho mục đích riêng của mình.

Sự nới lỏng về quản lí cũng như việc để quyền lực quá tập trung vào tay một cá nhân khiến cho những sai phạm có cơ hội nảy sinh và càng trở nên nghiêm trọng. Điều gì làm cho những con người đã từng một thời phấn đấu như vậy trở nên sa ngã đến thế? Đó chính là mặt trái của quyền lực.

  • Sự tập trung thái quá quyền lực có thể thay đổi bản chất con người.
  • Một đặc điểm nữa của tham quan là đều có những gia đình phức tạp.

Chúng ta cổ suý cho con cháu học tập thật nhiều với một lời động viên đáng sợ: “học giỏi để làm to”. Quyền lực - Tiền tài đã được coi là phần thưởng cuối cùng cho mọi sự cố gắng.

Cám dỗ vẫn là hai chữ đau lòng. Nó sẽ quật ngã bất cứ một con người nào khi có cơ hội. Dù người ấy được thừa hưởng một nền giáo dục và chế độ đãi ngộ ưu việt đến mức nào đi chăng nữa, nhưng chỉ cần một phút ngã lòng, họ sẽ trượt dài. Chủ nghĩa cá nhân vẫn là cội nguồn của mọi tha hoá. Đừng bao giờ đổ lỗi cho số phận, cho hoàn cảnh. Đã đi gần hết cuộc đời lẽ nào không biết con đường nào sáng?

Trịnh Tiêu Du

Trịnh Tiêu Du: Vị quan chức từng có thời là một trong những nhà quản lý quyền lực nhất Trung Quốc vừa bị xử bắn ngày 11/7/2007 vì tội tham nhũng.

Cú ngã của Trịnh Tiêu Du từ đỉnh cao (cục trưởng FDA) - xuống vực thẳm (pháp trường) là sự sụp đổ của một người có lý tưởng sống, muốn tạo sự đổi thay, nhưng không vượt qua được cám dỗ của đồng tiền và cuối cùng phải trả giá đắt.

Tiền bạc là cần thiết, không có tiền sẽ chẳng có gì cả kể cả quyền được sống quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Nhưng có tiền không phải là đã có tất cả. Điều gì sẽ làm cho cuộc sống của mình có nghĩa? Tiền?

Trích Dẫn

1 nhận xét:

Unknown nói...

Nhiều khi tôi cũng tự hỏi, điều gì làm cuộc sống của mình có nghĩa ? Tiền bạc ? Tình yêu ? Đam mê nghề nghiệp ? Khi không có 1 đồng xu dính túi, nghĩ là có nhiều tiền thì hạnh phúc, muốn mua gì mua nấy, không phải cân đo đóng đếm. Nhưng khi có tiền rồi thì lại khao khát tình cảm, thèm có người chia sẻ, thèm có bờ vai mà dựa vào. Rồi có một thời gian lại thấy mình cần có chút lửa trong công việc, chứ cứ ngày qua ngày đến sở làm, về nhà ngủ, ngày hôm sau lại đi làm, đời sống thật vô vị và tẻ nhạt...cứ nhứ thế, cuối cùng tôi cũng chẳng cho mình được một câu trả lời hoàn chỉnh. Có lẽ làm người khó vì lòng tham là vô đáy ^^

[x] Đóng